Thiết kế kiến trúc xanh - Cuộc cách mạng trong thiết kế kiến trúc

  • 20.04.2023

1. Khái niệm Thiết kế kiến trúc xanh 


Kiến trúc xanh có nhiều điểm tương đồng với kiến trúc bền vững. Tuy nhiên tương đồng chỉ một phần thôi, 2 khái niệm này thật sự sẽ hoàn toàn khác nhau.
Kiến trúc xanh là gì?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì hiện nay chưa có định nghĩa chính xác cho “kiến trúc xanh là gì?”. Tuy nhiên có thể hiểu cơ bản kiến trúc xanh là một xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc công trình với mục đích giảm thiểu tối đa các tác động của công trình đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên (kiến trúc hòa hợp cùng thiên nhiên).

Yếu tố cấu thành:

KIẾN TRÚC XANH = KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH + SỰ TÍCH CỰC VỚI THIÊN NHIÊN

2. Quá trình hình thành và phát triển các xu hướng kiến trúc xanh

Các quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số dẫn tới nhu cầu sử dụng năng lượng và xả thải ra môi trường ngày càng gia tăng.

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, đã nghiên cứu chiến lược và đưa ra để hướng tới việc phát sự triển bền vững. Trong đó có một số các xu hướng kiến trúc xanh như:

Kiến trúc sinh – khí hậu (Bioclimatic Architecture)
Kiến trúc môi trường (Environmental Architecture)
Kiến trúc sinh thái (Ecologic Architecture)
Kiến trúc hiệu quả năng lượng (Energy -Efficient Building)

Mỗi một xu hướng kiến trúc trên đều có một mục tiêu riêng biệt nhưng cũng có những điểm tương đồng và liên kết chặt chẽ. Hiện nay, 4 xu hướng trên đang được áp dụng khá nhiều, đặc biệt đối với các đất nước phát triển. 

3. Lợi ích của Thiết kế kiến trúc xanh 

- Lợi ích đối với môi trường

Đây là điều chắc chắn được mọi người quan tâm nhiều nhất và cũng lợi ích lớn nhất cho loài người. Các thiết kế kiến trúc xanh sẽ làm đa dạng hơn hệ sinh thái và nguồn tài nguyên sinh học trong tự nhiên.

Đồng thời, với tác động của mảng xanh thực vật cũng làm chất lượng không khí cũng sẽ được cải thiện, lượng phát sinh chất thải rắn và sử dụng tài nguyên cũng ít hơn

- Lợi ích về mặt kinh tế

Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học từ VGBC – Hội đồng công trình xanh thế giới:

Nếu so sánh công trình thương mại có thiết kế kiến trúc xanh với một công trình thông thường thì các công trình xanh sẽ tối ưu hơn. Bởi:

Mức độ sử dụng ít hơn 26% năng lượng
Chi phí bảo trì công trình hàng năm giảm hơn 13%
Lượng khí thải nhà kính sinh ra ít hơn 33%.
Từ những phân tích này có thể dễ dàng thấy được hiệu quả về mặt kinh tế do việc giảm thiểu những chi phí trong quá trình sử dụng và vận hành công trình.

Đồng thời, kiến trúc xanh cũng khiến giá trị công trình cũng sẽ được tăng lên, khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng cũng nhanh hơn so với những công trình thông thường.

- Lợi ích xã hội 

Không chỉ lợi ích về mặt kinh tế mà các công trình thiết kế xanh còn mang lại hiệu quả xã hội lâu dài. Điều này được thể hiện qua:
Tăng số lượng và diện tích sử dụng các tiện ích công cộng trong không gian đô thị.
Tạo môi trường trong sạch, thân thiện cộng đồng và văn minh.
Giảm sự nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: dị ứng, phổi, hen,…
Giảm nguy cơ đột quỵ hoặc một số bệnh lý liên quan đến căng thẳng và thần kinh.

- Tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng

Nhờ những tiến bộ khoa học, công nghệ hiện nay cho phép người có nhiều cách hơn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đi cùng với đó là việc tối ưu sử dụng nguồn năng lượng và giảm thiểu sự phát sinh những nguồn chất thải ô nhiễm hoặc gây hiệu ứng nhà kính.

Các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cũng cần ưu tiên sử dụng để hướng tới mục tiêu an toàn, tiết kiệm với mục bảo vệ môi trường.

- Tạo ra môi trường sống tiện nghi thoải mái 

Mục tiêu thi công xây dựng của mỗi công trình vẫn là đáp ứng tốt nhu cầu của con người. Vì vậy các thiết kế cần đảm bảo yếu tố: tiện nghi, thoải mái và dễ dàng sử dụng. Sự tối ưu công năng có thể sẽ làm giảm thiểu đáng kể một phần chi phí quản lý và vận hành cho công trình

- Thiết kế phù hợp với lịch sử và văn hoá trong khu vực 

Những thiết kế phải kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc là tiêu chí cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Cuộc sống tuy đã hiện đại phát triển nhưng con người cũng cần phải có những điều để gợi nhớ về cội nguồn và phát huy các tinh thần, truyền thống tốt đẹp do những thế hệ trước để lại

4. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình kiến trúc xanh

BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) do tổ chức nghiên cứu xây dựng của Anh đưa ra và chỉ áp dụng tại nơi này. Mục đích để chỉ đạo xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường.
LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi USGBC (United States Green Building Council) – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ. Là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng.
EDGE (Exellence in Design for Greater Efficiencies) với các tiêu chuẩn tập trung đánh giá tính hiệu quả vận hành của công trình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc công trình xanh.
GBC (Green Building Challenge) là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (NRC) soạn thảo với mục đích nhằm đánh giá, bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công xây dựng.
Green Mark BCA của Singapore với các tiêu chí đánh giá dành riêng cho các khu vực khí hậu nhiệt đới.
Ngoài ra còn có các phiên bản tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh khác của Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Malaysia,…

5. Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh tại Việt Nam

- Địa điểm xây dựng

Địa điểm xây dựng, quy hoạch mặt bằng thi công
Công trình thi công xây dựng cần chọn lựa địa điểm quy hoạch thuận lợi về thổ nhưỡng để giảm sự tác động nhất tới thiên nhiên và đồng thời giảm thiểu chi phí thi công
Hạn chế can thiệp và tác động quá nhiều vào biến đổi địa hình, địa mạo, hệ sinh thái quanh khu vực thi công
Quá trình thì công cần thực hiện công tác bồi đắp, tái tạo những môi trường sinh thái bị hao hụt để đáp ứng nhu cầu phát triển và hòa nhập tự nhiên của công trình kiến trúc xanh

- Các yếu tố thiết kế kiến trúc - nội thất

Các giải pháp trong thiết kế kiến trúc phải giúp công trình xanh phải thích ứng được với các điều kiện khí hậu của khu vực địa phương
Công năng và tiện nghi nội thất cũng cần thiết kế phù hợp với nhu cầu và tâm lý sử dụng của con người
Đồng thời những phương án thiết kế đưa ra phải phù hợp với phong tục văn hóa của khu vực người sử dụng

- Vật liệu

Vật liệu thi công xây dựng thân thiện với môi trường, hạn chế gây ô nhiễm
Ưu tiên dùng các loại vật liệu có thể tái chế sau khi tháo dỡ hoặc di chuyển 

- Hạ tầng kỹ thuật

Sử dụng những công nghệ tân tiến, sử dụng kỹ thuật tối ưu để ưu tiên nguồn những năng lượng sạch, có thể tái tạo và vận hành một cách lâu dài.
Có biện pháp xử lý, đảm bảo kiểm soát chất thải rắn, chất thải nguy hại để không gây ô nhiễm môi trường sống

- Hoà nhập với môi trường tự nhiên

Có nhiều nguồn năng lượng và môi trường tự nhiên rất khó để tái tạo lại sau khi có sự can thiệp và khai thác của con người. Vì thế, các công trình xanh cần có phương án triển khai để thích ứng tốt và ít làm thay đổi môi trường tự nhiên nhất.

- Quá trình vận hành - khai thác sử dụng

Khi đã đưa những công trình vào khai thác – vận hành thì yếu tố an toàn luôn đạt hiệu quả lên hàng đầu. Quá trình quản lý nghiêm ngặt và xuyên suốt thời gian công trình được đưa vào sử dụng sử dụng.

Nguồn: Lê Huy Hoàng Hexagon sưu tầm và tổng hợp

 

 

 

Nâng cao kĩ năng của bạn cùng Hexagon Academy

Yêu cầu tư vấn