10 MẸO ĐỂ TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC TUYỆT ĐẸP

  • 10.05.2023

 

Đồ án kiến trúc là hệ thống bài tập xương sống của bất cứ trường đại học nào đào tạo về kiến trúc. Chắc chắn các bạn đã trải qua cảm giác mình đã làm hết sức và rất tự tin vào đồ án của mình nhưng đến ngày chấm đồ án bạn lại mất đi sự tự tin khi nhìn thấy đồ án của những người khác. Điều này không phải do đồ án của bạn chưa tốt mà đôi khi đơn giản là phần trình bày còn thiếu sót.

Phần trình bày đồ án kiến ​​trúc có thể không phải là cốt lõi của dự án, nhưng nó chắc chắn ảnh hưởng đến người xem. Nó cũng có thể được coi là một phần về kỹ năng và ý thức nghệ thuật của bạn với tư cách là một nhà thiết kế.

Ngoài việc nắm được các công cụ dàn trang thì việc các bạn nắm được các nguyên tắc và mẹo cũng đóng một vai trò cực kì lớn. Dưới đây, tác giả sẽ gửi đến bạn đọc một số mẹo để các bạn thể hiện Pano tốt hơn nhé wink

1. Kích thước và sự định hướng

Phần lớn các giáo viên hướng dẫn sẽ đưa ra khổ giấy cụ thể để các bạn trình bày đồ án của mình. lúc này thì các bạn không cần phải xác định kích thước khổ giấy nữa mà hãy quan tâm đến sự định hướng (Ngang hay dọc). Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là bước quan trọng bởi nó sẽ định hướng khung bố cục cho cả đồ án của bạn. Các bạn sẽ xác định xem sẽ trình bày theo hướng một phần lớn hay dưới dạng các phần riêng biệt nối tiếp nhau theo các dạng bố cục.

2. Bố cục

bố cụcKhi đã có định hướng để trình bày thì bạn hãy lên 1 bố cục để tiếp tục công việc trình bày pano của mình 

  • Trường hợp 1: Trình bày các bản vẽ tay 

Bạn có thể lập kế hoạch trước trên một hoặc nhiều tờ giấy A4. Cố gắng ước tính chính xác không gian cần thiết cho mỗi bản vẽ và khoảng đệm bạn muốn để lại xung quanh mỗi bản vẽ.

  • Trường hợp 2: Trình bày các bản vẽ Cad

Bạn có thể dựa vào các công cụ như Layout Autocad hay Photoshop. Hệ thống lưới có thể được sử dụng để tổ chức các bản vẽ của mình, quyết định chiều rộng đơn vị. Ví dụ: 6 cm, sau đó sử dụng bội số của nó để tạo vùng đơn vị chứa bản vẽ của bạn, chẳng hạn như 12cm cho vùng đệm khung bên ngoài, 36cm cho bản vẽ chính,... 

3. Vị trí và phân vùng 

Hãy nghĩ về cách bạn muốn người xem luân chuyển qua Pano của bạn, bạn muốn họ nhìn thấy điều gì trước tiên, cách họ hiểu dự án của bạn tốt nhất. Ví dụ như:

  • Đưa ra thiết kế phối cảnh trước, sau đó đưa ra các bản vẽ kĩ thuật để cho thấy phối cảnh công trình ấy sẽ có hoạt động như nào về mặt công năng
  • Nếu phối cảnh kiến trúc của bạn được hình thành từ công năng của mặt bằng thì hãy đi từ mặt bằng trước và kết thúc bằng hình vẽ phối cảnh

4. Background

Đây là cơ sở để làm nổi bật các bản vẽ của bạn, làm nổi bật những trọng tâm của dự án. Một số sinh viên có xu hướng sử dụng những hình ảnh bản vẽ hoặc phối cảnh được làm mờ để làm background. Điều này khiến cho Pano của bạn bị chuyển hướng nghiêm trọng về mặt thị giác. Người xem sẽ bị phân tán sự tập trung vào background của bạn. Nên sử dụng nền trơn hoặc background có chi tiết mờ nhạt nhẹ nhàng để tránh hiện tượng trên.

5. Màu sắc

Có rất nhiều cách sử dụng màu sắc trong dự án của bạn, ví dụ như

  • Sử dụng màu sắc dạng monochrome (màu đơn sắc)
  • Sử dụng màu Monochrome kết hợp với một màu sắc khác để tạo điểm nhấn
  • Sử dụng bảng màu theo quy tắc. Về phần này các bạn có thể tham khảo Web Adobe Color, mục Trend, Architecure để nắm bắt được những bảng màu đẹp và hợp xu hướng nhất.

6. Sự phân cấp 

Điểm mạnh nhất của bạn, điểm nổi bật trong dự án của bạn là gì? Lấy sự chú ý từ xa với điều đó. Có nhiều cách để thu hút sự chú ý của một bản vẽ cụ thể, sử dụng màu sắc hoặc kích thước. Ví dụ: nếu ý tưởng chính nằm trong mặt cắt ngang của bạn, bạn có thể trình bày nó trên quy mô lớn với màu sắc đầy đủ, tương phản với các bản vẽ sơ đồ đen trắng. Đó là sự pha trộn giữa hai trong số các kỹ thuật trình bày màu được đề cập ở điểm trước để tạo điểm nhấn bằng sự tương phản.

7. Thu nhỏ văn bản trên bảng trình bày của bạn

Viết một tuyên bố khái niệm ngắn gọn và súc tích và thêm một lời giải thích rất ngắn gọn, nếu cần. Đừng lãng phí thời gian của bạn để viết văn bản mô tả dài vì sẽ không ai đọc nó.

8. Sử dụng sơ đồ, hình vẽ thay thế cho các văn bản 

Thay thế các văn bản, bất cứ khi nào có thể, bằng các hình vẽ và các Diagram. Bạn có thể sử dụng màu sắc và các dạng sơ đồ để làm rõ hơn dự án của mình. Không ai muốn đọc những đoạn văn dài trong một bản vẽ kỹ thuật cả, do đó bạn cần tối đa hoá văn bản thành các hình vẽ và biểu đồ. Việc này sẽ đem lại thiện cảm cho thầy cô giáo chấm, chủ đầu tư và được đánh giá cao hơn. 

9. Lựa chọn phông chữ 

Sử dụng phông chữ phù hợp cho tiêu đề và văn bản của bạn và tốt nhất là không sử dụng nhiều hơn một loại phông chữ cho mỗi dự án. Bạn có thể thay đổi giữa tiêu đề, tuyên bố khái niệm và ghi nhãn theo kích thước

10. Tránh việc quá lạm dụng 

  • Đừng để Pano của bạn đầy văn bản và hình vẽ ở mọi vị trí, hãy tạo ra những khoảng trống nhưng cũng đừng quá nhiều vì nó sẽ giống như bạn chưa hoàn thành khối lượng công việc của mình, bạn không lập một kế hoạch, định hướng tốt cho Pano,...
  • Đừng lạm dụng màu sắc đến mức bị phân tán nhưng cũng đừng khiến bài trình bày của bạn quá nhạt nhoà

Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích về nghề. Theo dõi những bài viết thú vị hơn đến từ Hexagon Academy tại phần Kiến thức & Kinh nghiệm

Nguồn: Quý Nguyễn Hexagon sưu tầm 

 

HEXAGON ACADEMY 

Học viện đào tạo đồ họa hàng đầu Việt Nam

------???-------

yes Fanpage: Hexagon Graphic

yes Group Học thiết kế: Học thiết kế cùng Hexagon

yes Group Cộng đồng kiến trúc: Cộng đồng kiến trúc Hexagon

 

 

Nâng cao kĩ năng của bạn cùng Hexagon Academy

Yêu cầu tư vấn